LHD Law Firm công ty luật trẻ năng động hoạt động độc lập dựa trên cơ sở kết hợp của đội ngũ luật sự trẻ tâm huyết làm việc của tập thể các luật sư, chuyên gia có nhiều thâm niên trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp trong nước. Đội ngũ nhân sự của Công ty được đánh giá rất chuyên nghiệp.
Đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn trên trang Công Thông Tin Quốc Gia về doanh nghiệp với website dangkykinhdoanh.gov.vn, tuy nhiên không phải ai cũng tự làm được → Trong bài viết này Chúng tôi giới thiệu các bước đăng ký doanh nghiệp đầy đủ với các hướng dẫn chi tiết
Trong một nền kinh tế của một quốc gia thì doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiểu để phát triển đất nước. Chính vì vậy, hiện nay pháp luật nước ta đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn việc thành lập, hoạt động và các vấn đề phát sinh liên quan. Và để bạn đọc hiểu hơn về khái niệm đăng ký kinh doanh, thì LHD Law Firm sẽ giới thiệu về khái niệm kinh doanh là gì.
Theo đó, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, đăng ký kinh doanh được hiểu là hoạt động cá nhân, tổ chức tiến hành xin cơ quan nhà nước có thẩm được phép thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc một địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và việc thành lập hợp pháp này sẽ được chứng nhận thông qua Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
(1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
(2) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
(3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
(4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định(trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác);
(5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
(6) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
(Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh).
(7) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Hình thức đăng ký kinh doanh được lựa chọn
Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định pháp luật, chủ thể kinh doanh được lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh theo một trong các loại hình sau:
Người nước ngoài tại Việt Nam chỉ được đăng ký kinh doanh theo ba hình thức:
(1) Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
(2) Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(3) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
(4) Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Qua dịch vụ bưu chính.
- Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp
HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
1 #. CMND HOẶC HỘ CHIẾU
2 #. TRỤ SỞ VĂN PHÒNG HOẶC NHÀ XƯỞNG (ĐỐI VỚI CÔNG TY SẢN XUẤT)
3 #. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
VÌ SAO NÊN KHỞI NGHIỆP (ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP) TẠI VIỆT NAM
NĂM 2022 TÌM HIỂU XU HƯỚNG MỚI
1. Điều Kiện đăng ký doanh nghiệp mới
Theo quy định Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021 gồm các hồ sơ như sau:
+ Bản sao có chứng thực CMND/Thẻ Căn Cước hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân
+ Giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập
+ Trụ sở Công ty (sử dụng hợp pháp) → có thể thuê văn phòng ảo để tiết kiệm chi phí
Đối với Công ty TNHH Thành Viên Sáng Lập phải Có tên trong Giấy chứng nhận Doanh Nghiệp
Đối với Công ty Cổ Phần Thành Viên Sáng Lập có thể đứng tên hoặc chỉ cần sở hữu cổ phần
Các thành viên sáng lập phải có NGHĨA VỤ góp vốn theo đúng cam kết vào Công ty do mình sáng lập
Việc góp vốn vào Công ty có thể bằng tiền mặt hoặc Chuyển Khoản đều được
Các loại tài sản khác nếu muốn góp vào công ty phải làm thủ tục sang tên từ CÁ NHÂN → CÔNG TY.
☑ CÓ 3 LOẠI HÌNH PHỔ BIẾN
Theo quy định Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021 có các loại hình doanh nghiệp sau:
#1. Doanh Nghiệp Tư Nhân
#2. Công ty Hợp Danh
#3. Công ty TNHH
Chia ra hai loại (Công ty TNHH 1 Thành Viên và Công ty TNHH 2-50 Thành Viên)
#4. Công ty Cổ Phần.
Trong Các loại hình nêu trên thì 3 Loại hình sau đây là phổ biến và có ưu điểm vượt trội
CĂN CỨ ĐIỀU 37, 38, 39 LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 NHƯ SAU:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Để tra tên công ty thành công cần phải tra cứu
Bước 1: Tra cứu trên cổng thông tin quốc gia
Bước 2: Tra cứu trên cục Sở hữu trí tuệ
Công ty Luật LHD sẽ hướng dẫn quý khách đặt tên công ty (theo chúng tôi tên công ty càng ngắn gọn càng tốt, đặc biệt không nên thêm ngành nghề và trước tên công ty).
Việc đặt tên công ty gắn liền với sự phát triển của thương hiệu sau này, vì vậy cần tra cứu nhãn hiệu trước khi chọn đặt tên.
Tên công ty nên hướng tên công ty cũng cần thể hiện được tính phong thủy và đặc biệt phải có ý nghĩa.
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trừ các ngành nghề bắt buộc có vốn pháp định thì công ty có quyền đăng ký vốn theo khả năng mình có
Yêu cầu:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp và tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có).
Vốn điều lệ của doanh nghiệp; đối với công ty cổ phần cần thêm nội dung tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần.
Ngành, nghề kinh doanh của công ty.
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh nêu là công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, đối với công ty hợp danh; quyền và nghĩa vụ của các cổ đông đối với những người trong điều kiện thành lập công ty cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết của công ty.
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên trong danh nghiệp.
Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua lại cổ phần đối với công ty cổ phần.
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản doanh nghiệp.
Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 các loại hình công ty bao gồm:
Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về việc Doanh nghiệp tư nhân phải có Điều lệ công ty nên Doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có Điều lệ.
Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng
1. Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.
Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo Mức như sau:
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, mức thuế suất thuế TNDN là 20% hoặc là 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng DN.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12, với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu DT bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN phải nộp của năm tài chính theo mức thuế suất là 20%. DT được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng DT bán hàng hóa, cung cấp DV của DN chỉ tiêu MS [01] và chỉ tiêu MS [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động SXKD theo Mẫu số 03- 1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN.
Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%.
1. Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại thành phố Hà Nội Địa chỉ: 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Điện thoại: 02422612929 2. Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 02822446739 |
Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu hiện nay được coi là địa bàn chiến lược để khởi nghiệp . Do đó, bạn sẽ có thể thiết lập doanh nghiệp của mình gần như không gặp rắc rối. Hơn nữa, đây được coi là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam giàu có về nông nghiệp và xuất khẩu một số mặt hàng như gạo, cà phê, bông, lạc, cao su, mía đường, ... Ngoài những mặt hàng này, còn có nhiều mặt hàng khác như trái cây, rau quả mà bạn có thể chế biến và bán cho khách hàng và thu lợi nhuận. Bạn thậm chí có thể xuất chúng.
Bạn có thể kinh doanh chế biến nông sản bằng cách có trang trại và trồng trọt. Ngoài ra, bạn có thể mua chúng từ nông dân và các quy trình. Một điều nữa thôi; phải nghiên cứu kỹ về nhu cầu nội địa cũng như tiềm năng xuất khẩu thực phẩm chế biến.
Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn. Bông của Việt Nam cũng có chất lượng tốt. Điều đó làm cho kinh doanh hàng dệt may trở thành một ngành kinh doanh phổ biến và sinh lợi cho bạn.
Bạn có thể kinh doanh hàng dệt may. Nếu không, bạn có thể thành lập xưởng may của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải có một ý tưởng tốt về quần áo và hàng may mặc bạn đang may. Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu kỹ về khách hàng mục tiêu của bạn và lập kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.
Nhu cầu về các sản phẩm làm đẹp đang tăng cao ở Việt Nam, khi nền kinh tế đang đi lên và dân số chiếm tỷ lệ lớn trong giới trẻ. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn kiếm được lợi nhuận tốt từ ý tưởng kinh doanh phổ biến ở Việt Nam này.
Làm bột giặt là một trong những ý tưởng kinh doanh phổ biến nhất ở Việt Nam. Nhu cầu luôn ổn định và mọi người luôn tìm kiếm những sản phẩm mới và độc đáo. Do đó, bạn có thể kinh doanh tốt bằng cách sản xuất chất tẩy rửa.
Tuy nhiên, trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ về nhu cầu, loại sản phẩm bạn muốn hướng tới và khách hàng mục tiêu của bạn trong cả lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm cũng như chất tẩy rửa.
Người Việt Nam thích đi ăn ở các loại nhà hàng khác nhau. Bạn có thể bắt đầu một nhà hàng với phong cách trang trí đẹp, phục vụ đồ ăn chất lượng. Đó có thể là đồ ăn địa phương của Việt Nam, hoặc bạn cũng có thể phục vụ đồ ăn nước ngoài. Một nhà hàng với bất kỳ quy mô hay loại hình nào là một ý tưởng kinh doanh phổ biến ở Việt Nam. Tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, việc kinh doanh nhà hàng có thể mang lại lợi nhuận lớn.
Kinh doanh bất động sản hiện đang là một ý tưởng kinh doanh rất phổ biến ở Việt Nam khi đất nước đang phát triển và một số người nhập cư cũng như người nước ngoài đến đất nước này. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh bất động sản tại Việt Nam và mong đợi một khoản lợi nhuận tốt.
Bạn có thể xây dựng tài sản và rao bán hoặc bạn có thể mua tài sản và bán lại chúng. Bất động sản có nhu cầu rất tốt. Bạn cũng có thể là người quản lý tài sản hoặc đại lý bất động sản. Vì bất động sản là một lĩnh vực rộng lớn, bạn phải cẩn thận trong việc lựa chọn vị trí hoạt động của mình.
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp với một nền văn hóa riêng biệt và thu hút khách du lịch từ các nơi trên thế giới đến tham quan quanh năm. Đó là lý do tại sao du lịch là một ý tưởng kinh doanh phổ biến ở Việt Nam.
Bạn có thể mở đại lý du lịch của bạn và tổ chức các loại gói tour du lịch khác nhau cho khách du lịch. Việt Nam có rất nhiều nơi với vẻ đẹp tự nhiên và không có sự vắng bóng của khách du lịch ở đây. Do đó, bạn nhất định phải tạo ra lợi nhuận.
Nghiên cứu kỹ về các địa điểm và văn hóa của đất nước để bạn có thể thu hút khách du lịch và sắp xếp một chuyến đi vui vẻ cho họ. Các món ăn địa phương cũng rất nổi tiếng và đừng quên thêm chúng vào các gói tour.
Trong trường hợp bạn muốn đến khách sạn hoặc nhà nghỉ, bạn phải thông qua các quy tắc và quy định của bất động sản.
Nhu cầu về ô tô đang gia tăng ở Việt Nam, do đó, kinh doanh ô tô và các công ty liên kết là một ý tưởng kinh doanh rất phổ biến ở Việt Nam. Bạn có thể giao dịch với xe mới hoặc xe cũ, cả hai đều có nhu cầu tốt.
Bạn cũng có thể kinh doanh cho thuê xe hơi và kinh doanh phụ tùng xe hơi và dịch vụ. Ở Việt Nam, xe máy cũng phổ biến. Vì vậy mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe đạp cũng là một ý tưởng kinh doanh hay.
Sự tăng trưởng của ngành sản xuất tập trung vào xuất khẩu đã tạo ra nhu cầu tốt cho hoạt động kinh doanh logistic. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh dịch vụ hậu cần của mình tại Việt Nam với sự trợ giúp của một vài chiếc xe tải giao hàng thuê để bắt đầu.
Trong lĩnh vực kinh doanh này, bạn phải phát triển mạng lưới liên lạc của mình thật tốt và duy trì lịch trình. Nhiều công ty ở Việt Nam không có đơn vị logistic, nhưng họ cần một dịch vụ như vậy. Do đó, đây là cơ hội để bạn phát triển kinh doanh logistic.
Xuất khẩu là một trong những ý tưởng kinh doanh phổ biến sinh lợi nhất ở Việt Nam. Nước này xuất khẩu các mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, dầu thô, cao su, thủy sản, ... Bạn có thể bán những mặt hàng này cho người mua quốc tế thông qua các trang web thương mại điện tử khác nhau.
Bạn cũng có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình với tư cách là một đại lý giao nhận hàng hóa, giao hàng hóa sản xuất cho người mua. Là một đại lý giao nhận hàng hóa, bạn có thể kinh doanh ở cấp địa phương cũng như cấp quốc tế.
Trong kinh doanh này, bạn phải có một mạng lưới tốt với các nhà vận chuyển khác nhau, những người sẽ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng của bạn.
Việt Nam có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ phổ biến cũng như mang lại lợi nhuận cho bạn. Hãy để chúng tôi thảo luận về chúng.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đăng ký kinh doanh với luật sư hơn 12 năm kinh nghiệm và 8000 lượt khách đã sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp của LHD Law Firm, giá tốt và chuyên nghiệp nhất Việt Nam.
- Tư vấn thành lập công ty tại Hà Nội
- Tư vấn thành lập công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
- Tư vấn thành lập công ty tại Đà Nẵng
- Tư vấn thành lập công ty tại Vũng Tàu
HỒ CHÍ MINH 02822612929
HÀ NỘI 02422612929
ĐÀ NẴNG 02366532929
© COPY RIGHT 2024 LHD LAW FIRM