LHD Law Firm công ty luật trẻ năng động hoạt động độc lập dựa trên cơ sở kết hợp của đội ngũ luật sự trẻ tâm huyết làm việc của tập thể các luật sư, chuyên gia có nhiều thâm niên trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp trong nước. Đội ngũ nhân sự của Công ty được đánh giá rất chuyên nghiệp.
Bạn đang muốn tìm hiểu quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm? Vậy thì hãy cùng tham khảo chi tiết cách thức, các bước đăng ký mã vạch sản phẩm được chia sẻ bởi luật sư của LHD Law Firm nhé.
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ về việc đăng ký mã số mã vạch sản phẩm. Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
- Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
- EAN là tên của tổ chức MSMV quốc tế trước tháng 2 năm 2005.
- GS1 là tên của tổ chức MSMV quốc tế từ tháng 2 năm 2005 đến nay.
- Mã số EAN là mã số tiêu chuẩn do tổ chức MSMV quốc tế quy định để áp dụng chung trên toàn thế giới.
- Mã quốc gia là số đầu gồm ba chữ số do tổ chức GS1 cấp cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.
- Mã doanh nghiệp là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo.
- Mã số rút gọn (viết tắt là EAN 8) là dãy số có tám chữ số quy định cho vật phẩm (sản phẩm) có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.
- Mã số địa điểm toàn cầu (Global Location Number, viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.
- Mã số thương phẩm toàn cầu (Global Trade Item Number viết tắt là GTIN), là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số mười ba chữ số – viết tắt là EAN 13; mã số mười bốn chữ số – EAN 14; mã số rút gọn tám chữ số – EAN 8 và mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada.
- Ngân hàng mã số quốc gia Việt Nam là tập hợp các mã số có mã quốc gia là 893.
- Mã nước ngoài là mã quốc gia của nước ngoài, do tổ chức MSMV quốc gia nước ngoài cấp và quản lý.
- Mạng GEPIR (Global Electronic Party Information Registry) là mạng toàn cầu đăng ký điện tử các thông tin về thành viên sử dụng hệ thống MSMV do GS1 thiết lập và quản lý.
Hay nói cách khác: Mã số mã vạch (viết tắt: MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… (gọi tắt là vật phẩm). Dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định. Và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã số mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
Việc đăng ký mã vạch sản phẩm có mục đích để doanh nghiệp quản lý số lượng hàng tồn kho, giá thành sản phẩm, các phương tiện công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại một cách nhanh chóng mà không cần ghi chép bằng sổ tay.
Ngoài ra, để đưa hàng vào các siêu thị hoặc thực hiện xuất nhập khẩu thì hàng hóa có mã số mã vạch được gắn lên là điều bắt buộc để các cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác nhau của doanh nghiệp.
Dựa vào Điều 4 Chương 2, quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ có quy định rõ về các loại mã số mã vạch có thể được đăng ký:
3.1. Các loại MSMV được cấp và quản lý thống nhất gồm:
Mã doanh nghiệp;
Mã số rút gọn (EAN 8);
Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).
3.2. Các loại MSMV do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:
Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);
Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);
Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.
3.3 Mỗi tổ chức/doanh nghiệp được đăng ký sử dụng một mã doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, một tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hơn một mã doanh nghiệp khi chứng minh đã dùng hết quỹ số được cấp. Khi đăng ký sử dụng thêm mã doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp phải làm thủ tục như đăng ký cấp mã lần đầu và kèm theo thuyết minh đã sử dụng hết quỹ số được cấp.
Để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, điều các doanh nghiệp cần làm là đăng ký với Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam) tại địa chỉ website: .
GS1 VIỆT NAM Là tổ chức MSMV quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Tháng 5/1995, GS1 được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế. GS1 Việt Nam là đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế, GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ mã số mã vạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình…GS1 Việt Nam là đơn vị duy nhất cho phép đăng ký mã số mã vạch theo tiêu chuẩn của nhà nước.
Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, được hướng dẫn lập mã số vật phẩm và in mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa đúng theo các quy định kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã số mã vạch và hàng năm phải nộp phí duy trì sử dụng MSMV theo Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chú ý: Để được cấp mã số mã vạch thì doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.
Việc cấp mã vạch sản phẩm (MSMV) thực hiện theo trình tự sau đây:
- Đăng ký sử dụng MSMV.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
- Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.
- Hướng dẫn sử dụng MSMV.
Các tổ chức/doanh nghiệp muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục TCĐLCL chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV (sau đây gọi là Tổ chức tiếp nhận hồ sơ).
- Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác.
- Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này.
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này.
5.2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV; tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL.
5.3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV
- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCĐLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này.
- Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, về tên gọi hoặc địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.
- Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV nộp phí cấp MSMV khi đăng ký sử dụng MSMV và phí duy trì sử dụng hằng năm cho tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính “Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch”
- Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV biết để nộp. Nếu sau một năm tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV không nộp phí duy trì sử dụng MSMV, Tổng cục TCĐLCL thu hồi mã số đã cấp, thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng và thông báo rộng rãi cho các cơ quan có liên quan. Để biết chi tiết về lệ phí đăng ký mã vạch sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ với LHD Law Firm.
7.1. Sử dụng MSMV được cấp làm sao cho đúng?
Sau khi được cấp mã doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV tự quy định mã số phân định vật phẩm, số phân định tổ chức/địa điểm và lập các loại MSMV quy định tại khoản 2 Điều 4 cho các vật phẩm, tổ chức/địa điểm của mình.
Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải gửi danh mục các Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN và Mã số địa điểm toàn cầu GLN được sử dụng cho Tổng cục TCĐLCL (thông qua tổ chức tiếp nhận hồ sơ) để quản lý chung, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này. Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này.
7.2. Gắn, ghi MSMV
Việc gắn hoặc ghi MSMV trên vật phẩm, nhãn, bao bì, phương tiện vận chuyển và trong các tài liệu liên quan kèm theo phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và các quy định khác liên quan.
7.3. Bảo đảm sự đơn nhất của mã số đăng ký sử dụng và chất lượng mã vạch
Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải chịu trách nhiệm về sự đơn nhất của mã số đăng ký sử dụng và chất lượng mã vạch, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế liên quan. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV có trách nhiệm thông báo các thông tin mô tả đối tượng mang MSMV cho các tổ chức và cá nhân là đối tác và có liên quan.
7.4. Quản lý việc sử dụng MSMV nước ngoài
Các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam muốn sử dụng Mã nước ngoài (bao gồm cả mã UCC của Mỹ và Canada) để in trên sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho mục đích chỉ để xuất khẩu, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức nước ngoài chủ sở hữu ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thông qua thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc các hình thức ủy quyền khác.
Sau khi được cấp hoặc được ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài, tổ chức sử dụng phải thông báo việc sử dụng mã số nước ngoài với Tổng cục TCĐLCL bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy phép sử dụng, thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc bằng chứng ủy quyền khác.
Sau khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, có nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc bị vi phạm các quy định. Các trường hợp bị thu hồi mã số mã vạch đã cấp như sau:
8.1. Tự ngừng sử dụng MSMV
Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV không được cho phép tổ chức/doanh nghiệp khác sử dụng MSMV đã được Tổng cục TCĐLCL cấp.
Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV muốn ngừng sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV cho Tổng cục TCĐLCL thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ. Tổng cục TCĐLCL ra quyết định thu lại mã số đã cấp và Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV, thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV và công bố rộng rãi cho các tổ chức có liên quan biết.
8.2. Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV đã cấp sẽ bị thu hồi khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV vi phạm các điều, khoản của Quy định này và các nội dung đã cam kết khi đăng ký sử dụng MSMV.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách đăng ký mã số mã vạch sản phẩm chuẩn xác, mới nhất. Để được hỗ trợ A-Z thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm với chi phí tối ưu và thời gian nhanh nhất, bạn hãy đồng hành cùng LHD Law Firm để được hướng dẫn cụ thể.
1. Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc đăng ký mã vạch như:
Các quy định pháp luật về việc đăng ký mã vạch
Lợi ích của việc đăng ký mã vạch
Đại diên hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã vạch
2. LHD law firm sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục đăng ký mã vạch:
Sau khi hợp đồng dịch vụ được ký kết, lhd law firm tiến hành soạn hồ sơ đăng ký mã vạch cho khách hàng.
Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho khách hàng
3. Thông tin mã số mã vạch:Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau:
Từ trái sang phải
Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
Số cuối cùng là số kiểm tra
PHÍ DỊCH VỤ
STT |
Nội dung |
Sản phẩm |
Lệ phí đăng ký |
Lệ phí duy trì/năm |
Phí dịch vụ (*) |
Tổng cộng |
1. |
Loại 10 số |
Dưới 100 sản phẩm |
1.000.000 đ |
500.000 đ |
1.200.000 đ |
2.700.000 đ |
2 |
Loại 9 số |
Dưới 1000 sản phẩm |
1.000.000 đ |
500.000 đ |
1.500.000 đ |
3.000.000 đ |
3 |
Loại 8 số |
Dưới 10.000 sản phẩm |
1.000.000 đ |
1.000.000 đ |
2.500.000 đ |
4.500.000 đ |
BẢNG SAO GIẤY PHÉP KD
DANH MỤC MẶT HÀNG SỬ DỤNG
THỜI GIAN CẤP PHÉP
02 NGÀY LÀM VIỆC BẢNG TẠM THỜI
60 NGÀY BẢNG GỐC
THAM KHẢO THỦ TỤC HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH THEO QUY ĐỊNH CỦA QS1 VIỆT NAM
|
||||||||||||||||
Căn cứ quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành "Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch", Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 2/10/2002 của Bộ Tài chính về việc "Qui định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp MSMV” và Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày11/4/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính. GS1 Việt Nam xin hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu đăng kí sử dụng mã số mã vạch (MSMV) cụ thể như sau: I. HOÀN THIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÍ 1. Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng kí tên, đóng dấu (02 bản); 2. Bản sao "Giấy phép kinh doanh" hay "Quyết định thành lập" (01 bản); Lưu ý - Cần bản phô tô công chứng - trong trường hợp doanh nghiệp chưa có con dấu pháp nhân. 3. Bảng đăng kí danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản). b) Mức phí
Lưu ý 1: Khi đăng kí sử dụng, doanh nghiệp phải đóng phí đăng kí và phí duy trì cho năm đầu tiên. Trường hợp DN đăng ký sử dụng MSMV từ ngày 1/7 thì mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định trên. Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo địa chỉ sau: Ngân hàng : Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy, Hà nội Số tài khoản: 3511.0.1059094 Địa chỉ: 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội Lưu ý 2: 2) Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước 30/6 hàng năm 3) Khi có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc Giấy chứng nhận sử dụng MSMV, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi. 4) Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng MSMV, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xin ngừng sử dụng MSMV. |
Các tài liệu liên quan đến Mã số mã vạch:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN)
1. TCVN 6380:2007 Thông tin và tư liệu. Mã số tiêu chuẩn Quốc tế cho sách (ISBN)
2. TCVN 6381:2007 Thông tin và tư liệu. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN)
3. TCVN 6384:1998 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã UPC-A. Yêu cầu kỹ thuật
4. TCVN 6512:2007 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã số đơn vị thương mại. Yêu cầu kỹ thuật
5. TCVN 6513:1999 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã vạch ITF. Yêu cầu kỹ thuật
6. TCVN 6754:2007 Mã số và mã vạch vật phẩm. Số phân định ứng dụng GS1
7. TCVN 6755:2000 Mã số và mã vạch vật phẩm. Mã vạch EAN.UCC-128. Quy định kỹ thuật
8. TCVN 6756:2000 Mã số và mã vạch vật phẩm. Mã số mã vạch EAN cho sách và xuất bản phẩm nhiều kỳ. Quy định kỹ thuật
9. TCVN 6939:2007 Mã số vật phẩm. Mã số thương phẩm toàn cầu 13 chữ số. Yêu cầu kỹ thuật
10. TCVN 6940:2007 Mã số vật phẩm. Mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số. Yêu cầu kỹ thuật
11. TCVN 7199:2007 Phân định và thu thập dữ liệu tự động. Mã số địa điểm toàn cầu GS1. Yêu cầu kỹ thuật
12. TCVN 7200:2007 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã côngtenơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC). Yêu cầu kỹ thuật
13. TCVN 7201:2007 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Nhãn đơn vị hậu cần GS1. Yêu cầu kỹ thuật
14. TCVN 7202:2002 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Mã vạch 3.9. Yêu cầu kỹ thuật
15. TCVN 7203:2002 Mã số mã vạch vật phẩm. Yêu cầu kiểm tra xác nhận chất lượng mã vạch
16. TCVN 7322:2003 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Công nghệ mã vạch. Mã QR
17. TCVN 7454:2004 Phân định và thu thập dữ liệu tự động. Danh mục tên dữ liệu mô tả thương phẩm sử dụng mã số EAN.UCC
18. TCVN 7626:2007 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch. Mã vạch một chiều
19. TCVN 7639:2007 Mã toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng (GRAI) và mã toàn cầu phân định tài sản riêng (GIAI). Yêu cầu kỹ thuật
20. TCVN 7825:2007 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động. Yêu cầu kỹ thuật mã vạch. EAN/UPC
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (ISO)
1. ISO 12656:2001 Micrographics — Use of bar codes on aperture cards
2. ISO 15394:2000 Packaging — Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels
3. ISO 22742:2005 Packaging — Linear bar code and two-dimensional symbols for product packaging
4. ISO/IEC 15415:2004 Information technology — Automatic identification and data capture techniques - Bar code print quality test specification — Two-dimensional symbols
5. ISO/IEC 15416:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques - Bar code print quality test specification — Linear symbols
6. /IEC 15417:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Code 128 bar code symbology specification
7. /IEC 15419:2001 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code digital imaging and printing performance testing
8. ISO/IEC 15420:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques - Bar code symbology specification — EAN/UPC
9. /IEC 15421:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code master test specifications
10. ISO/IEC 15423:2004 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code scanner and decoder performance testing
11. ISO/IEC 15426-1:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code verifier conformance specification — Part 1: Linear symbols
12. ISO/IEC 15426-2:2005 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code verifier conformance specification — Part 2: Two-dimensional symbols
13. ISO/IEC 15438:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — PDF417 bar code symbology specification
14. ISO/IEC 16022:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Data Matrix bar code symbology specification
15. ISO/IEC 16388:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Code 39 bar code symbology specification
16. ISO/IEC 16390:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Interleaved 2 of 5 bar code symbology specification
17. ISO/IEC 18004:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — QR Code 2005 bar code symbology specification
18. ISO/IEC 24723:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — EAN.UCC Composite bar code symbology specification
19. ISO/IEC 24724:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Reduced Space Symbology (RSS) bar code symbology specification
20. ISO/IEC 24728:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — MicroPDF417 bar code symbology specification
21. ISO/IEC 24778:2008 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Aztec Code bar code symbology specification
22. ISO/IEC TR 19782:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Effects of gloss and low substrate opacity on reading of bar code symbols
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. 2373/2000/QĐ-BKHCNMT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ KHCN và MT về việc quản lý mã số mã vạch
2. 45/2002/QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ v
© COPY RIGHT 2024 LHD LAW FIRM