LHD Law Firm công ty luật trẻ năng động hoạt động độc lập dựa trên cơ sở kết hợp của đội ngũ luật sự trẻ tâm huyết làm việc của tập thể các luật sư, chuyên gia có nhiều thâm niên trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp trong nước. Đội ngũ nhân sự của Công ty được đánh giá rất chuyên nghiệp.
Thủ Tục Thành Lập Công Ty 100 Vốn Nước Ngoài Trong Lĩnh Vực Phân Phối
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY 100 VỐN NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI
Tóm tắt bài viết
Xem tất cả
Tóm tắt bài viết
Xem tất cả
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY 100 VỐN NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI
Theo đánh giá của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các cơ quan Nhà nước đã hoàn thành một số giai đoạn trong tiến trình bãi bỏ toàn bộ hạn chế đối với các hoạt động phân phối (cho các mặt hàng được phép phân phối) đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, song đến giờ vẫn không dễ dàng gì thành lập được công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực này.
Theo quy định, kể từ ngày 1/1/2009, cá thể kinh doanh nước ngoài được phép tiến hành hoạt động đầu tư dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài; kể từ ngày 1/1/2010, tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối như đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, bao gồm xi măng, lốp xe, giấy, sắt thép và rượu (trước đây bị hạn chế).
Tuy nhiên, việc phân phối một số sản phẩm bị hạn chế (như rượu) vẫn phải xin thêm một giấy phép riêng quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định 23) và Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ngày 21/5/2007 công bố lộ trình thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và phân phối.
Bên cạnh đó, việc thành lập công ty trong lĩnh vực phân phối vẫn chịu nhiều trở ngại về thủ tục hành chính ở cấp địa phương và trung ương.
Tương tự, hoạt động cung cấp dịch vụ đại lý và các hoạt động trung gian thương mại khác cũng vẫn chịu nhiều hạn chế. Khi yêu cầu cần có thêm một giấy phép (cho các sản phẩm như rượu vang và rượu mạnh) thì các thủ tục cấp phép của Bộ Công thương và các sở kế hoạch – đầu tư cấp tỉnh không rõ ràng.
Môt vấn đề khiến nhà đầu tư nước ngoài quan ngại là thực hiện thẩm định nhu cầu kinh tế – chính quyền địa phương đánh giá các điều kiện của địa phương trước khi quyết định xem có cho phép công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động được thành lập thêm cơ sở bán lẻ hay không. Thông tư 09/2007/TT-BTM (ngày 17/7/2007) hướng dẫn thi hành Nghị định 23 có đưa ra một số hướng dẫn về thẩm định nhu cầu kinh tế dựa trên 3 tiêu chí gồm:
Số lượng các cơ sở bán lẻ trên một khu vực địa lý;
Sự ổn định của thị trường;
Quy mô của khu vực địa lý đó.
Tuy nhiên sau khi Thông tư này được ban hành, vẫn chưa có thêm bất kỳ hướng dẫn chi tiết nào tiếp theo, dẫn đến hệ lụy là việc diễn giải các tiêu chí hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các cơ quan Nhà nước.
EuroCham bình luận: Sự tùy tiện, khác biệt trong thẩm định nhu cầu kinh tế có vẻ là một rào cản đối với đầu tư nước ngoài trong việc thâm nhập thị trường và mở các cơ sở bán lẻ tiếp theo.
Trở ngại không nhỏ khác nữa là một số cơ quan có thẩm quyền lại “đánh đồng” việc mở các văn phòng giao dịch với việc thành lập thêm các cơ sở bán lẻ. Theo Nghị định 23, cơ sở bán lẻ là một đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ. Tuy nhiên, văn phòng giao dịch có thể có các chức năng khác như là trung tâm dịch vụ hoặc bảo hành cho các sản phẩm của doanh nghiệp, và không nhất thiết thực hiện việc bán lẻ. Bởi vậy, nếu văn phòng giao dịch không tiến hành bán lẻ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không nên gắn liền hồ sơ xin mở văn phòng giao dịch với việc thực hiện thẩm định nhu cầu kinh tế.
EuroCham cho rằng tiến trình cấp phép cho các cơ sở bán lẻ nên rõ ràng và có các tiêu chí hướng dẫn cụ thể. Việc cho phép thành lập các cơ sở bán lẻ cho các dịch vụ bán lẻ cần dựa trên tiến trình thẩm định nhu cầu kinh tế một cách rõ ràng, sử dụng các giới hạn mục tiêu chính xác tại các địa phương. Cần hạn chế việc đưa ra các quyết định tùy tiện.
Gần đây, Chính phủ đã dự thảo xong Nghị định mới quy định về các hoạt động bán lẻ. Nỗ lực này đã nhận được sự hoan nghênh từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo EuroCham vẫn còn một số vấn đề cần được giải quyết.
Chẳng hạn Điều 3.3 của dự thảo quy định “bán buôn” được định nghĩa là hoạt động bán hàng cho các thương nhân và tổ chức khác để bán lại hoặc tiêu dùng với mục đích chuyên môn, hoặc kinh doanh. Nếu định nghĩa này được sửa đổi, sẽ gây ra một sự chồng chéo giữa các dịch vụ bán buôn và quyền nhập khẩu được định nghĩa trong cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Điều này sẽ phủ nhận quyền kinh doanh của các doanh nghiệp và làm tăng yêu cầu để có được một giấy phép con nhiều hạn chế hơn gắn kết hầu hết các hoạt động cơ bản của kinh doanh. EuroCham khuyến nghị rằng “trong dự thảo nghị định cần phân biệt rõ bán buôn và quyền nhập khẩu. Tên gọi bán buôn nên hiểu là các hoạt động bán hàng cho các đơn vị kinh doanh khác mà không thành lập một mạng lưới”.
Hoặc tại Điều 6 (d) của dự thảo quy định “các hoạt động bán hàng trực tuyến (qua Internet)” giống như các hoạt động khác cần phải đăng ký đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh tại Việt Nam”. Yêu cầu này sẽ gần như không thể áp dụng trong thực tế, vì Internet về bản chất là sự kết nối toàn cầu. Hơn nữa, vấn đề pháp lý thì với quy định này nếu áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập ngoài Việt Nam thì có thể mâu thuẫn với các cam kết về dịch vụ cung cấp phân phối xuyên biên giới theo lịch trình dịch vụ của Việt Nam. Nếu áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam thì quy trình không rõ ràng này tiềm ẩn cách hiểu không thống nhất từ phía các cơ quan cấp phép. Điều này tạo ra một giấy phép, chứng nhận, đăng ký riêng cho việc kinh doanh trực tuyến. Ví dụ như phạm vi kinh doanh trong giấy phép đầu tư có thể cần bao gồm cả hoạt động bán hàng trực tuyến. Điều này dẫn đến các giấy phép con và gây trở ngại không cần thiết cho doanh nghiệp và cơ quan cấp phép.
EuroCham cho rằng, Điều 6 (d) của dự thảo và bất cứ tham khảo nào theo các yêu cầu đăng ký cho hoạt động trực tuyến (hơn là tham chiếu để tuân thủ Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử) nên được loại bỏ. Thay vào đó nên quy định rõ ràng các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh có thể tự quyết định kinh doanh theo các cách thức khác nhau mà họ thấy phù hợp.
Quý khách có nhu cầu thành lập công ty 100 vốn nước ngoài về phân phối vui lòng liên hệ chúng tôi: