English

Hỗ trợ

📱+842822446739
✉️all@lhdfirm.com

Social

Tìm Hiểu Về Thủ Tục Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Cho Sản Phẩm Năm 2024

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch là quy trình mà các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện để được cấp quyền sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm của mình. Vậy thủ tục này thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm năm 2024 chi tiết nhất.

Tóm tắt bài viết
Xem tất cả
Tóm tắt bài viết
Xem tất cả

1. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là gì?

Đăng ký mã vạch sản phẩm là thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần thực hiện tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Giấy chứng nhận này là căn cứ để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân in mã vạch trên sản phẩm của mình.

2. Quy trình các bước làm thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm 

Kể từ ngày 18/08/2023, quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện đăng ký mã số mã vạch

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ 02 bộ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Kê khai hồ sơ thông qua hệ thống

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nộp kê khai hồ sơ đăng ký mã vạch qua hệ thống Cổng thông tin điện tử.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký 

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tại Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Và nộp lệ phí đăng ký và duy trì Kèm theo hồ sơ.

Bước 4: Nhận mã số mã vạch sản phẩm tạm thời

Thông báo mã số mã vạch theo thông báo tạm thời đến đơn vị thông qua hệ thống Cổng thông tin và Email để đơn vị có mã số mã vạch để thể hiện trên sản phẩm của mình.

Bước 5: Kê khai thông tin sản phẩm đăng ký

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai thông tin sản phẩm trên tài khoản của đơn vị ở Cổng thông tin điện tử.

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận

Sau khoảng 01 tháng kể từ ngày được cấp mã số mã vạch tạm thời, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch bản gốc.

3. Mã số mã vạch là gì?

Mã số là một dãy ký tự bao gồm chữ hoặc số, được sử dụng để nhận diện sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân. Mỗi mã số sẽ đại diện cho một loại sản phẩm, hàng hóa về xuất xứ, lưu thông,... không đề cập đến giá cả, chất lượng,...

Mã vạch là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (dài, ngắn, đậm, nhạt) thành một nhóm vạch và định dạng khác nhau để cho các máy đọc gắn đầu Laser nhận điện và có thể đọc được các ký hiệu đó. Các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server bằng công nghệ thông tin.

Mã vạch lưu trữ và truyền tải thông tin mã số bằng các loại như:

  • Mã vạch 1D (mã vạch tuyến tính) là các loại mã vạch như: UPC, EAN, code 39…;
  • Mã vạch 2D ( mã vạch ma trận) là loại mã vạch như: QR code, PDF417, Data Matrix…;
  • Chip nhận dạng thông qua tần số vô tuyến (RFID) và các loại công nghệ nhận dạng khác.

4. Nơi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm tại Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ.

Địa chỉ: Số 8, Đ. Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Hình thức nộp: 

  • Trực tiếp: Nộp đến trực tiếp địa chỉ của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
  • Qua đường bưu điện: Gửi về địa chỉ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng qua đường bưu điện.

5. Các thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Để đăng ký mã vạch cho sản phẩm, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần thực hiện các bước sau:

Thành phần hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký mã vạch bao gồm:

  • Bản đăng ký mã số mã vạch hàng hóa theo mẫu quy định
  • Bảng kê danh mục các sản phẩm cần đăng ký mã số mã vạch;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ đăng ký;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Hộ kinh doanh cá thể.

Số lượng hồ sơ là 02 bộ.

Nơi nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký mã vạch, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần nộp hồ sơ kèm theo lệ phí đăng ký và duy trì Mã số mã vạch trong năm đầu tiên.

  • Nơi nộp: Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
  • Hình thức nộp hồ sơ: Chuyển phát qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
  • Hình thức nộp phí: Chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt trực tiếp.

Thẩm định hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

  • Lưu ý: Hệ thống có thể sẽ tự tạo mã số mã vạch cho sản phẩm sau khi doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin.
  • Mã số mã vạch sản phẩm đầy đủ thông tin cần được phát hành và công bố trên hệ thống.
  • Nơi thẩm định Hồ sơ đăng ký mã vạch là tại Cơ quan đăng ký và thực hiện thẩm định từ 5-7 ngày làm việc.

Cấp mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sản phẩm cho doanh nghiệp

Sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký mã vạch và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước.

Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sẽ được cấp cho doanh nghiệp sau đó khoảng 30 ngày. 

6. Chi phí đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là bao nhiêu?

Thông tin về chi phí đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm cụ thể được nêu rõ tại Thông tư 232/2016/TT-BTC như sau:

Phí thực hiện cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

Chi phí này được tính theo số mã vạch được cấp, cụ thể như sau:

* Sử dụng mã doanh nghiệp GS1: 1.000.000 đồng/mã

* Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã

* Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã

Phí thực hiện đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

Chi phí này được tính cụ thể như sau:

* Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ

* Hồ sơ có trên 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã

Phí thực hiện duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

* Sử dụng mã doanh nghiệp GS1:

  • Loại 10 số (tương ứng với doanh nghiệp sử dụng 100 số vật phẩm): 500.000 đồng/năm
  • Loại 9 số (tương ứng với doanh nghiệp sử dụng 1.000 số vật phẩm): 800.000 đồng/năm
  • Loại 8 số (tương ứng với doanh nghiệp sử dụng 10.000 số vật phẩm): 1.500.000 đồng/năm
  • Loại 7 số (tương ứng với doanh nghiệp sử dụng 100.000 số vật phẩm): 2.000.000 đồng/năm

* Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 200.000 đồng/năm

* Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 200.000 đồng/năm

Chi phí dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Công ty Luật LHD Law Firm

Ngoài khoản phí bắt buộc của nhà nước, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch của các đơn vị tư vấn như Công ty Luật LHD Law Firm. Khi sử dụng dịch vụ, cá nhân, tổ chức sẽ phải chi trả thêm cho đơn vị tư vấn một khoản phí theo thỏa thuận.

Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch:

  • Tiết kiệm thời gian: Cá nhân và tổ chức không cần dành thời gian để nghiên cứu và thực hiện các thủ tục đăng ký. Dịch vụ của Luật LHD Law Firm giúp giảm bớt thời gian đồng thời gian đưa ra các quyết định chính xác..
  • Tăng tỷ lệ thành công: Sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm tại LHD Law Firm tăng cơ hội thành công trong quá trình đăng ký. Sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật giúp tránh được những lỗi phổ biến.
  • Nhận được sự hỗ trợ tận tình: Cá nhân và tổ chức không chỉ nhận được sự hỗ trợ trong việc thực hiện thủ tục mà còn được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn một cách tận tình từ đội ngũ chuyên gia tư vấn pháp lý.

Nhược điểm của việc sử dụng dịch vụ đăng ký mã vạch:

  • Chi phí cao hơn: Cá nhân, tổ chức phải chi trả thêm một khoản phí cho đơn vị tư vấn.

Mặc dù có nhược điểm về chi phí, nhưng với các ưu điểm mà dịch vụ đăng ký mã số mã vạch mang lại, việc chọn lựa Công ty Luật LHD Law Firm có thể được xem xét để đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

7. Hướng dẫn thực hiện đăng ký mã số mã vạch Online

Việc đăng ký MSMV là cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ.

7.1. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch 

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm gồm 01 bộ, cụ thể là:

  • Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu pháp luật quy định.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập của các tổ chức khác (Mang theo bản chính để đối chiếu nếu bản sao chưa được chứng thực).
  • Bảng Đăng ký danh mục các sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu được pháp luật quy định: 
    • Tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn các tổ chức hoặc doanh nghiệp đăng ký sử dụng MSMV; trực tiếp tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký.
    • Trong vòng không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cho Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
    • Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm: Trong vòng không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ đăng kí sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm.

7.2. Hướng dẫn đăng ký tài khoản

  • Tổ chức, doanh nghiệp truy cập vào trang thông tin điện tử của Trung tâm Mã Số Mã Vạch Quốc Gia tại địa chỉ: http://vnpc.gs1.org.vn/
  • Tổ chức, doanh nghiệp điền mã số kinh doanh của doanh nghiệp cần kiểm tra.

Lưu ý: Mã số kinh doanh được cung cấp trên giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp.

  • Thực hiện kê khai hồ sơ doanh nghiệp gồm: 
    • Thông tin tài khoản quản trị: Thông tin đăng nhập tài khoản này sẽ bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu tạm thời sẽ được gửi vào Email của doanh nghiệp sau khi hoàn tất việc đăng ký.
    • Thông tin của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hay tổ chức điền các thông tin của doanh nghiệp theo yêu cầu.

Lưu ý: Những mục được đánh dấu (*) là trường dữ liệu bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin.

  • Thông tin của người đại diện Người đại diện pháp luật công ty trên giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty. Hoặc người được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật thì yêu cầu bắt buộc phải có giấy ủy quyền hợp pháp.
  • Thông tin người liên hệ: Người phụ trách về mảng mã số mã vạch của doanh nghiệp.
  • Kích hoạt tài khoản: Sau khi đăng ký tài khoản thành công, tổ chức, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo đăng ký tài khoản thành công qua Email tại mục Thông tin doanh nghiệp. Tên đăng nhập và mật khẩu (tạm thời) sẽ được gửi về địa chỉ Email này.

7.3. Kê khai hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

    • Đăng nhập vào hệ thống: Tổ chức, doanh nghiệp truy cập vào trang thông tin điện tử của Trung tâm Mã Số Mã Vạch Quốc Gia tại địa chỉ: http://vnpc.gs1.org.vn/.
  • Quản lý mã:
    • Hồ sơ đăng ký: Điền thông tin Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm online. Sau khi điền đầy đủ thông tin, tổ chức, doanh nghiệp chọn Thanh toán.
    • Thanh toán: Tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra lại các nội dung trong phần thông tin thanh toán và xác nhận hình thức thanh toán. Hệ thống sẽ tự động thông báo đã đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm thành công.

7.4. Nộp phí đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

  • Tổ chức, doanh nghiệp có thể nộp phí đăng ký mã số mã vạch theo hai hình thức sau:
    • Nộp trực tiếp
    • Nộp thông qua tài khoản ngân hàng
  • Phí đăng ký mới: Ghi tên công ty, Mã số trên Giấy phép đăng ký kinh doanh nộp phí đăng ký và duy trì vào năm nào.
  • Phí duy trì: Khi chuyển khoản cần ghi rõ tên cơ sở, loại phí nộp (là phí cấp mã hay phí duy trì) và quan trọng là khi nộp phí hàng năm cần phải ghi thêm mã số doanh nghiệp được cấp bởi Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng vào chứng từ chuyển khoản để dễ dàng theo dõi.
  • Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm phải nộp trước 30/06 hàng năm.

8. Những lợi ích khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm 

Mã số mã vạch được sử dụng để nhận dạng và quản lý sản phẩm. Việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tăng năng suất

Mã số mã vạch giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình bán hàng, thanh toán và kiểm kê. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và nhân lực cho các hoạt động này.

  • Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng mã số mã vạch giúp doanh nghiệp giảm thiểu các sai sót trong quá trình bán hàng, thanh toán và kiểm kê. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho hoạt động kinh doanh.

  • Tăng cường tính chính xác

Mã số mã vạch giúp doanh nghiệp phân biệt chính xác các sản phẩm, tránh nhầm lẫn trong quá trình bán hàng và thanh toán. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo niềm tin cho khách hàng.

  • Nâng cao hiệu quả quản lý

Mã số mã vạch giúp doanh nghiệp dễ dàng truy xuất nguồn gốc và lịch sử của sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

9. Cấu tạo mã vạch sản phẩm như thế nào?

Mã số mã vạch được cấu tạo gồm 2 phần như sau:

  • Mã số GS1: Là cấu trúc số mã vạch tiêu chuẩn dùng để nhận dạng các sản phẩm tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
  • Mã vạch GS1: Là dãy các số mã vạch cách nhau bởi các khoảng trống song song và được thiết kế theo nguyên tắc mã hoá nhất định để chứa dữ liệu về sản phẩm hàng hoá đó.

Cấu tạo mã vạch sản phẩm bao gồm 4 nhóm sau: (Xác định từ trái sang phải)

  • Nhóm thứ nhất: Ba chữ số đầu là mã số quốc gia, xác định quốc gia hoặc khu vực nơi sản phẩm được sản xuất hoặc đăng ký. Ví dụ, mã số quốc gia của Việt Nam là 893.
  • Nhóm thứ hai: Bốn chữ số tiếp theo là mã số doanh nghiệp, xác định doanh nghiệp sở hữu mã vạch.
  • Nhóm thứ ba: Năm chữ số tiếp theo là mã số hàng hóa, xác định sản phẩm cụ thể.
  • Nhóm thứ tư: Số cuối cùng là số kiểm tra.

10. Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch là văn bản pháp lý do doanh nghiệp lập để đề nghị được cấp mã số mã vạch cho sản phẩm của mình. Pháp luật quy định phải sử dụng mẫu đơn đăng ký theo mẫu pháp luật quy định. Mẫu đơn này được đính kèm tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

Khi lập hồ sơ, doanh nghiệp phải sử dụng đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

11. Phân loại mã vạch cho sản phẩm

Loại 1: Mã doanh nghiệp

Mã doanh nghiệp là mã được cấp bởi Tổng cục TCĐLCL để từ đó doanh nghiệp phân bổ cho các sản phẩm của mình.

  • Mã DN 8 chữ số: Khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000  và dưới 10.000 loại;
  • Mã DN 9 chữ số: Khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 và dưới 1000 loại;
  • Mã DN 10 chữ số: Khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại;

Trong đó: 

  • GCP là mã doanh nghiệp mà Tổng cục chỉ tiêu ĐLCL cấp để Doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm.
  • Chủng loại sản phẩm là phân loại dành cho 01 sản phẩm.

Loại 2: Mã số địa điểm toàn cầu GLN

Mã số địa điểm toàn cầu GLN là mã số có tác dụng phân định địa điểm công ty, chi nhánh, kho hàng,... của công ty. 

Lưu ý: Mã số địa điểm toàn cầu GLN này không có tác dụng phân định cho sản phẩm, mỗi mã chỉ cấp cho 1 địa điểm và 1 pháp nhân duy nhất).

Loại 3: Mã số rút gọn EAN-8

Mã số rút gọn EAN-8 cấp riêng cho từng sản phẩm và được sử dụng đối với các sản phẩm có kích thước rất nhỏ. 

12. Hồ sơ đăng ký cấp lại mã vạch gồm những gì?

Mã số mã vạch là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý sản phẩm hiệu quả. Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sản phẩm bị mất, bị hư hỏng hoặc cần thay đổi thông tin, doanh nghiệp có thể làm thủ tục xin cấp lại.

Để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch theo mẫu (mẫu số 13).
  • Danh sách các sản phẩm cần đăng ký mã số mã vạch
  • Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch (trừ trường hợp bị mất giấy)
  • Bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương (thay đổi tên, thay đổi địa chỉ)

13. Các phương án tra cứu mã số mã vạch Online

Hiện nay, có hai phương án tra cứu mã số mã vạch trực tuyến phổ biến là sử dụng phần mềm và tra cứu trên các website.

  • Sử dụng phần mềm Scan and Check

Scan and Check là phần mềm quét mã vạch chính thống và miễn phí được Tổng cục đo lường chất lượng triển khai.

  • Tra cứu mã số mã vạch trên các website

Ngoài Scan and Check, người dùng cũng có thể sử dụng các website để tra cứu mã số mã vạch. Một số website check mã vạch phổ biến là:

  • UPC Index: Truy cập theo đường link https://www.upcindex.com
  • Barcode Database: Truy cập theo đường link: https://barcodesdatabase.org
  • Barcode Lookup: Truy cập theo đường link: https://www.barcodelookup.com
  • EANdata: Truy cập theo đường link: https://eandata.com.
  • Scandit: Truy cập theo đường link https://www.scandit.com.

14. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm tại Công ty Luật LHD Law Firm

Công ty Luật LHD Law Firm là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, LHD Law Firm cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả nhất.

Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại LHD Law Firm:

  • Đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và nhiệt huyết

LHD Law Firm sở hữu đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, am hiểu sâu sắc về quy định của pháp luật liên quan đến mã số mã vạch. LHD Law Firm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tận tình và chu đáo.

  • Quy trình nhanh chóng, thuận tiện

LHD Law Firm có quy trình đăng ký mã số mã vạch chuyên nghiệp và bài bản, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức. LHD Law Firm sẽ thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục đăng ký, giúp khách hàng nhận được mã số mã vạch trong thời gian sớm nhất.

  • Hỗ trợ quản lý hàng hóa hiệu quả

LHD Law Firm sẽ hướng dẫn khách hàng cách sử dụng mã số mã vạch để quản lý hàng hóa một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký mã số mã vạch, hãy liên hệ ngay với LHD Law Firm để được tư vấn miễn phí và biết thêm chi tiết.

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ đăng ký mã số mã vạch đáng tin cậy, hãy liên hệ ngay với LHD Law Firm để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

15. Những câu hỏi thường gặp về mã số mã vạch

Câu 1: Công ty khác có được sử dụng chung mã số mã vạch đã đăng ký hay không?

Không thể cho công ty khác sử dụng chung mã số mã vạch đã đăng ký. Trong cấu tạo mã số mã vạch có mã doanh nghiệp và doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp riêng. Do đó, việc cho công ty khác sử dụng chung mã số mã vạch là không khả thi.

Câu 2: Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch có thời hạn bao lâu?

Theo quy định, mã số mã vạch có thời hạn trong vòng 03 năm. Tuy nhiên, trong thời gian đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đóng phí duy trì hàng năm trước ngày 30/6. Nếu sau khi hết 03 năm, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục cấp mới mã số mã vạch nhưng không cần đóng phí cấp mới.

Câu 3: Việt Nam có bắt buộc phải sử dụng MSMV trên hàng hóa không?

Tại Việt Nam, việc sử dụng mã số mã vạch là không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch nếu thấy cần thiết để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và kinh doanh.

Câu 4: Có phải đăng ký nếu sử dụng MSMV để quản lý hàng hóa nội bộ hay không?

Nếu mã số mã vạch chỉ được sử dụng trong quản lý nội bộ lưu chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp không cần phải đăng ký.

Trên đây là toàn bộ thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm năm 2023. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thực hiện để đăng ký mã vạch cho sản phẩm của mình.

Để thuận tiện hơn cho việc đăng ký mã vạch, doanh nghiệp có thể tham khảo các dịch vụ hỗ trợ của các đơn vị uy tín như Công ty Luật LHD Law Firm. Các đơn vị này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp hồ sơ đúng quy định và theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ.