Con dấu tròn rất quan trọng với các doanh nghiệp, tuy nhiên một số công ty chưa rõ cách sử dụng và bảo quản con dấu này, LHD Law Firm xin gửi đến quý Doanh Nghiệp quy trình sử dụng con dấu
Căn cứ theo quy định của Pháp luật hiện hành, tại một thời điểm doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện được sở hữu nhiều con dấu doanh nghiệp:
Theo quy định tại Điều 44 của Luật doanh nghiệp 2014:
“Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Xem luật Doanh nghiệp 2014 (DN) tại đây - nguồn: Bộ Tư Pháp.
Theo quy định tại khoản 1, điều 13 của Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015:
“Điều 13. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Theo quy định tại khoản 2, điều 12 của Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015:
“Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.”
Xem luật Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 tại đây - nguồn: Bộ Tư Pháp.
Để sở hữu nhiều con dấu, DN cần đặt khắc dấu và đăng ký mẫu dấu (lệ phí: 0 vnđ) với Sở Kế hoạch Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Theo quy định tại khoản 4 điều 15 của Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 về Quản lý và sử dụng con dấu:
“Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;
b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;
c) Hủy mẫu con dấu.”
Thủ tục để làm con dấu như sau:
Thủ tục: Bản chụp/sao GPKD
Thời gian giao hàng: Trong vòng 24h.
Hoàn thành xong mới thu phí.
Để làm thông báo mẫu dấu, Doanh nghiệp có thể tự đi làm thông báo mẫu bằng cách điền thông tin vào mẫu dưới đây và nộp trực tiếp tại Sở KHĐT Tp HCM:
- Mẫu thông báo mẫu dấu (trường hợp thành lập mới) - mẫu quy định của Sở KHĐT Tp HCM;
- Mẫu thông báo mẫu dấu (trường hợp thay đổi) - mẫu quy định của Sở KHĐT Tp HCM.
© COPY RIGHT 2024 LHD LAW FIRM